(0254)3560096

Hiện nay trong giai đoạn giao mùa, cũng là thời điểm nhạy cảm cho dịch bệnh mùa mưa phát triển. VAschools xin gởi đến quý phụ huynh những dấu hiệu cũng như cách phòng chống bệnh giao mùa cho bé.

Có thể bé đã mắc các dịch bệnh giao mùa !

Nguyên nhân chính là do thời tiết thay đổi đột ngột, lúc khô hanh lúc ẩm ướt, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi. Bên cạnh đó, cơ thể con người chưa kịp thích nghi với sự thay đổi này nên khả năng đề kháng còn yếu dẫn đến dễ mắc bệnh.

Những dịch bệnh phổ biến như: sốt xuất huyết, sốt rét, các bệnh đường tiêu hóa như tả, lỵ, thương hàn, tiêu chảy, bệnh nước ăn chân, cảm cúm, đau mắt đỏ,…

Trong đó, đối tượng dễ mắc bệnh nhất chính là trẻ em.

Nhằm dễ phát hiện kịp thời về sức khỏe con em, chúng ta cần biết những triệu chứng thường gặp về các dịch bệnh:

  1. Bệnh đau mắt đỏ

Bệnh lây khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh qua đường hô hấp, nước mắt, nước bọt, bắt tay, đặc biệt nước mắt người bệnh là nơi chứa rất nhiều vi rút.

Các triệu chứng:

  • Chảy nhiều nước mắt
  • Mẩn đỏ, ngứa và sưng mắt
  • Đau liên tục trong mắt
  • Khó chịu với ánh sáng

Hệ Thống Trường Việt Mỹ – VAschools khám sức khỏe cho các bé Mầm Non

  1. Bệnh sốt xuất huyết

Các triệu chứng:

  • Sốt cao đột ngột
  • Đau đầu, mệt mỏi
  • Đau cơ, khớp
  • Buồn nôn
  • Nổi mẩn ở cánh tay, chân
  • Chảy máy cam, chân rang hoặc kinh nguyệt kéo dài

  1. Bệnh về hô hấp

Các triệu chứng:

  • Thở nhanh và nặng nhọc
  • Huyết áp thấp
  • Da hoặc móng tay bị đổi màu
  • Ho khan, không có đờm
  • Sốt
  • Đau đầu
  • Nhịp tim nhanh

  1. Bệnh tiêu hóa

Các triệu chứng:

  • Đau dạ dày
  • Ợ chua
  • Đắng hoặc hôi miệng
  • Buồn nôn

  1. Tay chân miệng

Các triệu chứng:

  • Rát đỏ
  • Mụn nước ở hong, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân

 

Để chủ động phòng tránh dịch trong mùa mưa lũ, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng chống dịch như sau:

      1. Đảm bảo lựa chọn thực phẩm và chế biến thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh, ăn thức ăn nấu chín và nước đun sôi.

  • Uống nước thường xuyên: từ 2 lít/ ngày/ người.
  • Bổ sung nhiều vitamin C để tang sức đề kháng: cam, quýt, lê, dâu tây,…
  • Bổ sung thực phẩm chứa kẽm: hàu, thịt nạt, gan lợn, lòng đỏ trứng, …
  • Bổ sung thực phẩm chứa vitamin A: carot, đu đủ, thịt đỏ,…
  1. Thường xuyên rửa tay với xà phòng trước và sau khi chế biến thực phẩm, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
  2. Vệ sinh cá nhân hàng ngày, rửa chân sạch và lau khô các kẽ ngón chân sau khi tiếp xúc với nước lũ, nước bị nhiễm bẩn.
  3. Sinh hoạt đều độ, tập thể dục hàng ngày.
  4. Tiêu diệt loăng quăng/bọ gậy, diệt muỗi bằng cách đậy kín các bể, thùng chứa nước, thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, loại bỏ các phế thải như chai, lọ, lốp ô tô… hoặc các hốc nước tự nhiên để không cho muỗi đẻ trứng
  5.  Mắc màn khi ngủ kể cả ban ngày
  6. Thau rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước và dùng hóa chất để khử trùng nước ăn uống và sinh hoạt theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
  7. Thực hiện nguyên tắc nước rút đến đâu làm vệ sinh đến đấy, thu gom, xử lý và chôn xác xúc vật theo hướng dẫn của nhân viên y tế
  8.  Khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh, cần đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế gần nhất.

Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp chúng ta bảo vệ thật tốt cho sức khỏe của bé và cả gia đình trong thời điểm giao mùa hiện tại.

 ( ST )